Bí đao là loại rau xanh thường dùng trong các bữa ăn của nhân dân, cũng như dưa chuột. Có thế dùng bí đao ăn luộc và nấu canh tôm, canh cua, làm nộm, xào thịt gà, thịt lợn. Bí đao còn dùng làm mứt, mứt bí đao thường dùng trong dịp Tết Nguyên Đán. Ăn bí đáo thông tiểu, tiểu phù, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt hoặc đái đục ra chất nhầy. Hạt bí đao cũng dùng rang ăn, dùng chữa ho, giải độc và trị rắn cắn. Lá bí đao giã nát trộn với giấm rịt đắp chữa các đầu ngón tay sưng đau (chín mé). Chữa tiêu khát do nhiệt tích (bệnh tiểu đường): Bí đao vỏ, ăn sau bữa ăn 1 - 2 lạng. Ăn được 5-7 lần thì tốt.
Theo Đông y mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, ăn thường xuyên sẽ giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Dạng nước sắc quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, chữa mụn trứng cá (dùng cả uống trong và bôi ngoài), chữa rôm sẩy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm). Cách bào chế nước sắc mướp đắng: Mướp đắng tươi 200g nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên. Theo y học hiện đại: Dùng nước ép hoặc nưóc sắc mướp đắng tươi (dạng bào chế viên nang cứng chứa bột đông khô nước ép mướp đắng tươi là tiện dụng nhất). Có tác dụng: Chữa tiểu đường tuýp 2 mới sắc, chưa dùng các loại tân dược, phôi hợp với các loại sulíamid chữa tiểu đường tuýp 2 để tăng tác dụng giảm liều và giảm tác dụng phụ của sulíamid chữa tiểu đường phòng chông các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, tiếu đường, lão hoá, phối hợp với xạ trị chữa ung thư và giảm tác hại của tia xạ với người bệnh. Nước ép lá mướp đắng tươi: Làm thuốc gây nôn.
+ Tác dụng chữa tiểu đường của quả mướp đắng, người ta đưa ra các cơ chế sau đây:
- Tác dụng tương tự insulin;
- Kích thích tế bào langherhans tiết insulin;
- Ức chế hoạt tính của các men tổng hợp glucose;
- Tăng cường oxy hoá glucose bằng cách hoạt hoá men G6PD, glucose-6-phosphatase;
- Giúp làm tăng hấp thu glucose vào các mô;
- Chống các gốc tự do tạo ra trong bệnh tiểu đường.
Trên chuột cống, thỏ, chó gây tiểu đường thực nghiệm, cao lỏng quả mướp đắng là hạ rõ ràng glucose-máu. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 trong giai đoạn chưa có biến chứng, thời gian mắc bệnh từ 3 tháng tới 10 năm, chưa dùng thuốc gì khác, nhưng mướp đắng bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, đã có hiệu quả rõ rệt. Mướp đắng còn làm tăng hoạt tính của chlorpropamid và các sulfamid chống tiếu đường khi phối hợp. Ớ nhiều nước Hoa Kỳ, Anh, các nước Đông Nam Á, Nam Mỹ đã coi quả mướp đắng là thuốc chính thống hoặc thuốc hỗ trợ kiểm soát tiểu đường theo dạng thức ăn hàng ngày hoặc đóng thành nang bột khô (karelacapsule), nên phổ biến rộng rãi, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ trồng, lại chữa được bệnh tiểu đường - kẻ thù thứ 3 của nhân loại, sau bệnh ung thư và tim mạch.
⏭ Xem tiếp : Dinh dưỡng cho người tiểu đường