+ Nhà bếp là nơi người nội trợ tốn nhiều thời gian và công sức cho việc gia đình, do dó cần phải sắp xếp đồ đạc hợp lý và trang trí vui tươi, sáng sủa để góp phần giảm bớt sự mệt nhọc.
+ Nên chia nhà bếp thành nhiều khu vực theo thứ tự hoạt động như sau:
Tủ cất thực phẩm (hoặc tủ lạnh) đặt gần cửa ra vào nhà bếp.
Bàn sửa soạn thức ăn (bằng gỗ hay gạch men, tôn...).
Chỗ rửa thực phẩm.
Bếp lò.
- Cạnh bếp cũng nên có một bàn nhỏ để các nồi thức ăn vừa nấu xong.
+ Các kệ, tủ đựng thức ăn hay chén đĩa nên đóng trên tường hoặc đóng
phía dưới bục xây bếp lò, bồn rửa... có cánh cửa để tránh chuột, gián đồng thời trông gọn gàng đẹp mắt.
- Nếu nhà nhỏ, có thể sử dụng bàn ghế xếp hoặc đóng mặt bàn có thể gập lên xuống, vừa làm bàn sửa soạn thức ăn, bàn ăn, vừa làm của tủ, kệ đựng tách, chén...
- Các ghế nên đặt sát tường, khi cần sử dụng mới bày ra.
- Nên có nhiều kệ để chứa dụng cụ nhà bếp như: nồi niêu, chén đĩa... nên đóng khe để nắp nồi, dao...
- Ngay cạnh bếp lò, nên có kệ nhỏ đựng các lọ gia vị dùng cho việc nấu nướng.
- Nhà bếp cần phải sạch sẽ để tránh ruồi, dán, chuột... Nếu có phương tiện, nên đóng cửa lưới, lót gạch men cho bếp. Các tủ đựng thức ăn và mọi vật dụng hàng ngày nên để vừa tầm tay lấy.
- Nên để tủ đựng thức ăn, bếp, và nơi dọn thức ăn thành một tam giác đều tưởng tượng để tiện việc di chuyển và ít tốn thời gian, nêu không để thẳng hàng khi nhà bếp quá hẹp.
+ Điều đáng ghi nhớ là bao giờ cũng nên dể bồn rửa giữa tủ cất thực phẩm và bếp lò.
- Để nối liền ba chỗ làm việc nói trên, cần có những tủ ngăn chứa tất cá những dụng cụ cần thiết. Những tủ này có thể dài hay ngắn tùy nhà bếp rộng hay hẹp.
+ Bề cao của tất cả tủ, bồn, bếp phải vừa tầm tay, trung bình vào khoảng 80 - 90 cm, bề rộng phải là 60 cm.
- Bề mặt những nơi làm việc này và những kệ trên tường phải cách độ 45 cm theo chiều cao.
- Bề mặt những tủ, bồn rửa, tốt hơn hết là nên làm bằng nhôm hay gạch men trắng hoặc đá mài cho dễ lau chùi.
(1)Tồn trữ -» (2)Sửa soạn -» (3)Rửa -» (4)Nấu -> (5)Trình bày
A. NHỮNG RỦI RO THƯỜNG XẢY RA
1. Nguyên nhân
- Sự sắp xếp trong gia đình thiếu ngăn nắp, đồ đạc để bừa bãi.
- Thiếu vệ sinh.
- Sử dụng kém thành thạo những đồ dùng trong gia đình.
2. Hậu quả
Một đứa bé có thể bị phỏng nặng vì bao diêm hoặc có thể bị ngộ độc vì những chất độc để ngang tầm tay của nó.
- Trẻ con có thể bị té gãy tay vì vấp chiếc xe đạp dể giữa lối đi.
- Trẻ con có thể bị té ệãy chân vì sàn nhà trơn trợt hoặc vì món đồ chơi của trẻ con để giữa thang lau, tông có thể vì một vỏ chuối vất giữa lối đi...
B. BIỆN PHÁP AN TOÀN
1. Rủi ro vì lửa
- Đừng bao giờ quẹt lửa khi đứng gần xăng dầu hoặc các thứ dễ bắt lửa.
- Không vứt que diêm vào bất cứ nơi đâu, phải thổi cho tắt rồi mới quăng đi.
- Khi đổ tàn thuốc, phải kiểm tra lại xem các que diêm đã được dập tắt hết chưa.
- Trước khi đi ngủ, phải xem lại tàn thuốc còn cháy dở trên ghế hay không?
- Không châm dầu vào bếp lò đang cháy.
2. Rủi ro vì sàn nhà trơn trượt
- Thường xuyên lau chùi sàn hước sạch sẽ, không để đóng rong rêu.
- Không nên đánh chất bôi trơn lên sàn nhà.
- Phải lau sạch đồ ăn, dầu mỡ, nước đổ trên sàn nhà, quét dọn sạch vỏ trái cây bị rơi rớt.
- Nếu nhà có trải thảm, nên đóng hoặc dán các cạnh thảm xuống sàn để tránh bị vấp.
3. Rủi ro vì bàn ghế, đồ dùng trong gia đình
- Để bàn ghế đúng chỗ, an toàp, sắp xếp đồ đạc thứ tự, ngăn nắp để tránh vấp ngã, làm đổ vỡ đồ đạc.
- Sửa chữa những bàn ghế hỏng có thể gây ra tai nạn.
4. Rủi ro vì dây điện, đèn dầu, ánh sáng
- Ánh sáng phải đủ nhìn để không bị vấp ngã, nhất là ở thang lầu, trên gác, dưới bếp.
- Dây điện phải mắc gọn để tránh vướng vấp.
- Thường xuyên kiểm tra dây điện, cầu chì xem bắt có đúng không, đường dây có bị hở không.
- Đèn dầu phải sử dụng cẩn thận, nên để ngay ngắn và ở vị trí vững,
tránh ngã đổ gây tai nạn chay nhà, chết người.
C. PHÒNG NGỪA TAI NẠN TRONG KHI LÀM BẾP
Tai nạn trong khi làm bếp thường xuyên xảy ra và lúc nào cũng có
nguyên nhân. Vì vậy, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách phòng ngừa tai nạn có
thể xảy ra, đồng thời tìm cách ngăn chặn tai nạn.
1. Phòng hỏa
- Đế xa ngọn lửa bếp tất cả những nguyên liệu và nhiên liệu dễ bắt lửa,
dễ cháy (xăng dầu, giấy tờ, khăn lau, giấy dầu, giầy có sáp, khăn giấy...)
- Tránh mặc áo len có lông dài, áo tay rộng lùng phùng vướng mắc khi
nấu nướng.
- Để diêm quẹt xa tầm tay trẻ con, khi quẹt lửa để xa người.
- Lọc bớt mỡ thừa trước khi chiên thịt để tránh bắt lửa.
- Không nên để lửa to khi nấu nướng.
- Dùng bếp dầu, nên kiểm tra cẩn thận tim dầu. Kéo tim đều đặn, rót
dầu trước khi 'đốt lửa.
- Không để tụt tim bếp dầu.
- Không dùng xăng thay dầu.
- Khi dùng bếp ga, hãy quẹt diêm trước khi mở ga.
2. Kiểm soát lửa
- Nếu vải hay giấy bị cháy, hãy dập tắt bằng nước.
- Nếu dầu hay mỡ bị cháy, phải dùng mền hay mảnh bao ướt phủ kín ngọn lửa, không dùng nước.
3. Người bị phỏng
- Không nên để tay cầm của soong nồi trong tầm tay với của trẻ con, tay cầm của nồi phải được xiết chặt, tránh đổ thức ăn nóng dây vào người.
- Khi mở nắp nồi nên để xa, tránh hơi nóng lùa vào mặt - Dùng đũa dài để nấu và vớt thức ăn, không dùng tay.
- Cần có một đôi bao tay nhắc nồi.
- Khi lấy thức ăn trong lò hay thùng nướng, phải kéo vỉ lò ra mới được mang thức ăn ra.
4. Đề phòng bị đứt tay
- Dùng dao đúng cách, đúng công dụng.
- Rửa dao riêng biệt, không rửa chung với các vật dụng khác, xếp cạnh sắc về một phía.
- Khi đưa dao cho người khác, nên đưa về phía cầm cán dao.
- Không nhặt các miểng chai Lọ, bát dĩa bể bằng tay mà phải dùng khăn hoặc giấy thấm nước để lượm, gói kỹ lại bỏ vào thùng rác.
5. Phòng ngừa bị bầm
- Đóng tất cả các cửa tủ lại để tránh đụng chạm.
- Đồ đạc phải xếp dúng chỗ an toàn.
- Sắp xếp các đồ làm bếp cho gọn gàng, ngăn nắp, dao thớt phải được đặt đúng vị trí.
6. Phòng ngừa điện giật
- Khi sử dụng các dụng cụ làm bếp bằng điện, nên theo đúng lời chỉ dẫn.
- Không nối dây điện khi tay ướt.
- Không để ướt chỗ ráp nối.
- Nên cắm dây điện vào đồ dùng làm bếp trước khi cắm vào ổ điện.
- Không cắm nhiều dụng cụ làm bếp vào chung một ổ điện.
- Khi rút điện nên cầm cái cắm điện, không cầm dây điện mà kéo.
- Không giăng dây điện lung tung làm cản trở lôi đi.
7. Phòng ngừa ngộ độc
- Tránh dùng thức ăn lạ, các loại nấm, cá, mắm... đồ hộp quá hạn.
- Tránh dùng đồ nhôm, đồ đồng khi nấu thức ăn có vị chua.
- Cẩn thận đồ nấu bị ôxýt hoá.
- Tránh dùng thức ăn tồn trữ không đúng phép vệ sinh, thức ăn bị nhiễm độc.