Tin Tức - Hai Thụy Catering

6 cách bảo quản thực phẩm mà bạn chưa từng nghe hoặc biết đến
  • Hai Thụy Catering
  • 180

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM

+ Không ai phủ nhận thực phẩm đã nuôi sống con người, nhưng nếu thực phẩm đã bị hư thối, bị biến chất thì cũng chính nó gây tai hại không ít cho sức khỏe của con người. Vì thế thực phẩm cần phải được giữ gìn trong trạng thái tươi nguyên hầu mang đến cho cơ thể đầy đủ các chất bổ dưỡng.
+ Có nhiều nguyên nhân gây nên sự hư hỏng thực phẩm như:
- Sự tăng trưởng và hoạt động của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn, nấm và mốc.
- Hoạt động của các men trong thực phẩm.
- Sâu bọ, ký sinh trùng hoặc các loại gậm nhấm.
- Nhiệt độ nóng, lạnh.
- Sự ẩm ướt và khô ráo.
- Không khí.
- Ánh sáng.
- Thời gian.
 
* Sau đây là cách giữ gìn những thực phẩm thông thường:

B/l. THỊT, CÁ, GÀ, VỊT LÀM SẴN

Phải được đậy kín.
- Ở chợ.
- Trên đường từ chợ về nhà.
- Ở nhà.
Nên gói lỏng để không khí có thể lưu thông nhưng ruồi bọ không bu vào được. Nên giữ thịt, cá trong tủ lạnh nếu muốn sử dụng lâu ngày.

B/2. RAU CẢI

- Giữ nơi mát mẻ, nếu muốn giữ rau cải vài hồm vì nhà xa chợ thì nên để rổ rau cải vào tủ lưới, thoáng khí, cắt bỏ những phần úng, tránh chuột bọ không thể bò vào dấy bẩn.
- Không nên ngâm rau cải cả ngày trong nước để giữ rau được tươi vì ngâm như thế chất bổ dưỡng của rau sẽ tan trong nước và các chất bẩn cũng có thể ngấm vào rau cải.
- Muôn giữ rau tươi thì cho vào tủ lạnh sau khi rửa lặt sạch sẽ, hoặc nếu để ngoài thì thỉnh thoảng rưới nước vào rau.

B/3. ĐẬU HẠT + NGŨ CỐC

- Loại thực phẩm này có thể để lâu hàng tháng không bị hư hỏng nhưng phải giữ ở những nơi khô ráo và mát mẻ.
- Phải để đậu trong hộp bằng kim loại hoặc lu hũ và có nắp chặt mới có thể dự trữ lâu.
- Tác hại do côn trùng gây ra có thể giảm đi nếu sấy đậu với nhiệt độ thấp chừng 20 phút.
- Riêng gạo, nếp thì nên để vào lu một cục than đước để hút chất ẩm, như thế sẽ lâu bị mốc và sâu mọt.

B/4. TRỨNG

- Dùng giấy lau sạch trứng, cất nơi mát mẻ, giữ không bị va chạm mạnh làm bể vỏ trứng.

B/5. TRÁI CÂY

- Chỉ nên rửa trái cây trước khi ăn.
- Muốn dự trữ trái cây tươi như xoài, đu đủ hoặc chuối trong một vài ngày, nên lau khô và cất trong tủ lưới.
- Cam, quít, bưởi có thể để trong vài tuần nếu được cất giữ nơi khô ráo và nhờ có núm dầy nên chỉ cần bôi vôi trên đầu cuống, vi trùng khó xâm nhập vào.
- Ớ nhiệt độ cao, trái cây mau chín, vì vậy cần trữ nơi mát mẻ hay trong tủ lạnh.
- Ngoài ra, người ta còn có thể dự trữ trái cây bằng cách làm mứt, vào chai và hộp với nước đường, vì đường có tác dụng ngăn trở sự sinh sản của vi khuẩn, do đó trái cây không bị hư hỏng.
- Phương pháp phơi, sấy để làm mất lượng nước trong trái cây, vì thiếu nước vi khuẩn và meo mốc không thể sinh sản được. Nhưng cần bảo quản trái cây phơi khô tránh bụi bặm và côn trùng bằng cách phủ lên trái cây một lớp vai dệt thưa khi đem phơi khô. Trái cây phơi khô nên cất trong hộp hoặc thùng thật kín.

B/6. SỮA

- Sữa là thức ăn bổ dưỡng nhưng chỉ có giá trị lúc còn tươi tốt. Sữa cất giữ không cẩn thận hoặc để quá hạn sẽ mất bổ dưỡng mà còn trở nên độc hại cho sức khỏe.
- Nên giữ sữa nơi khô sạch, mát lạnh.
- Sữa tươi đã khui phải đậy nắp kín có thể giữ lâu trong nhiều tháng.
- Sữa bột bị đóng thành cục cứng, mất mùi thơm không nên dùng.

Cách chọn thực phẩm tươi sống khi đi chợ

Xem Menu Đặt Tiệc Liên Hệ