- 300g ngó sen
- 1/2 củ cà rốt
- 25g sườn chay (hoặc tàu hũ ky)
- 25g nấm đông cô
- 1 cây hành boa-rô
- 50g đậu phộng
- 1/2 gói phồng tôm chay
- Rau răm, chanh, ớt.
- Gia vị: Đường, nước mắm chay, muối, dầu ăn.
1. Chuẩn bị:
- Ngó sen chẻ càng mỏng càng tốt. Sau đó đổ ra rổ, rửa sạch rồi vắt thật khô.
- Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi cắt khúc, chẻ theo hình của ngó sen.
- Trộn ngó sen và cà rốt với một chút muối, để 5 phút, vớt ra, dùng khăn xô vắt lại cho kiệt nước.
- Sườn chay ngâm trong nước ấm cho đến khi nở mềm, vớt ra, xé nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào, khi dầu sôi đều cho sườn chay vào chiên đến khi vàng giòn, vớt ra để ráo dầu (Nếu là tàu hũ ky, sau khi mua về, chỉ cần chiên vàng rồi bẻ ra từng miếng nhỏ).
- Nấm đông cô ngâm mềm, xắt mỏng, chiên vàng như sườn chay.
- Hành boa-rô rửa sạch, băm nhuyễn. Cho một muỗng cà phê dầu ăn vào chảo, dầu nóng đổ boa-rô vào phi vàng.
- Rau răm rửa sạch xắt mỏng. Đậu phộng rang vàng giòn, xát vỏ, giã dập.
2. Chế biến:
- Đổ một muỗng canh nước mắm chay ra chén nhỏ, cho vào 1/2 muỗng canh đường, 1/2 trái chanh, nếu ăn cay thì xắt mỏng trái ớt vào, quậy đều cho đường tan.
- Trộn ngó sen, cà rốt, sườn chay (hoặc tàu hũ ky), nấm đông cô với nửa phần nước mắm đã được pha sẵn (vì ngó sen đã có vị chua mặn nên chỉ cho lượng nước mắm vừa đủ), để khoảng 5 phút cho thấm gia vị. Cho rau răm và một chút đậu phộng vào trộn nhẹ.
- Đổ thêm một muỗng canh nước lọc vào phần nước mắm còn lại để làm dịu vị mặn. Nếu muốn gỏi có vị đậm đà, có thể ăn kèm với phần nước mắm này.
- Sắp gỏi ra đĩa, rắc phần đậu phộng còn lại, hành boa-rô phi lên trên. Chiên phồng tôm, ăn kèm với gỏi.
- Cà rốt: 1 củ
- Khoai môn: 1 củ
- Khoai tây: 1 củ
- Hành lá: 1 mớ nhỏ
- Giò lụa chay: 100 gram
- Váng đậu: 50 gram
- Đậu xanh: 50 gram
- Nấm hương: 50 gram
- Mộc nhĩ: 3 – 4 tai
- Miến dong: 10 gram
- Đậu phụ: 2 bìa
- Bánh tráng cuốn chả giò: 1 gói, bột mì: 100 gram
- Gia vị cần có: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, đường…
1. Chuẩn bị:
- Cà rốt, khoai môn, khoai tây: rửa sạch, gọt vỏ rồi ngâm qua với nước muối loãng. Ngâm xong, vớt các loại củ này ra ngoài để ráo nước sau đó đem nạo sợi nhỏ hoặc dùng dao thái nhỏ.
- Đậu xanh, váng đậu, đậu phụ: Đậu xanh ngâm mềm sau đó đem đồ chín. Váng đậu rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi thái sợi nhỏ. Đậu phụ đem nghiền nhuyễn.
- Miến dong, nấm hương, mộc nhĩ, hành lá: Rửa sạch phần nguyên liệu này sau đó thái nhỏ sợi. Riêng với miến dong, cắt làm các khúc từ 3 – 5 cm. Hành lá rửa sạch cắt rễ rồi cũng đem thái nhỏ.
- Giò lụa chay: Thái giò lụa thành các lát mỏng sau đó đem thái sợi nhỏ. Tiếp đến, băm nhỏ phần giò này. Nếu muốn ăn phần giò lớn hơn, có thể chọn cách thái giò dạng hạt lựu.
2. Chế biến:
- Hoà bột mì: Cho bột mì vào tô sau đó chế nước lọc từ từ. Vừa chế, vừa khuấy đều để bột mì tan hết, không bị vón cục. Hoà cho tới khi thu được hỗn hợp bột sánh mịn thì dừng lại.
- Trộn nhân chả giò: Cho toàn bộ phần nhân đã thực hiện ở bước 1 vào chung trong một chiếc tô lớn. Tiếp đến, trút phần bột mì vừa hoà vào chung. Nêm vào nhân một chút gia vị bao gồm hạt nêm, muối, tiêu cho đậm đà.
- Cuốn chả giò: Trải phẳng miếng bánh tráng lên mâm. Tiếp đến, lấy một phần nhân vừa phải và dàn đều lên vỏ bánh tráng. Cuốn bánh tráng lại cho chặt tay. Làm lần lượt cho tới khi hết các nguyên liệu.
- Chiên chả giò: Chuẩn bị một chiếc chảo rán sau đó cho dầu ăn vào làm nóng. Khi dầu đã nóng đủ độ, cho phần chả giò vào chiên. Chiên vừa lửa, lật đều các mặt để chả giò chín kỹ. Khi toàn bộ phần chả vàng ruộm, có mùi thơm đặc trưng là chả đã chín. Lúc này, gắp chả ra ngoài và để cho ráo dầu.
- Cho chả giò ra đĩa và thưởng thức, có thể chấm cùng nước mắm chay hoặc tương ớt